Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em: Truy Tìm Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Viêm khớp háng là một bệnh lý xương khớp phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 10, có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc trang bị kiến thức về căn bệnh này là rất quan trọng để các bậc phụ huynh có thể nhận biết sớm và ứng phó hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

1. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? 

Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng hình thành ổ viêm sưng tại vị trí khớp háng, bệnh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Ổ viêm này có thể làm suy yếu hệ xương và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ.

Đáng nói, bệnh thường xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ, chưa có những nhận thức rõ ràng về tình trạng bệnh nên thường để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Điều này gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe của trẻ, dễ gây nhiễm khuẩn huyết, mất một phần chức năng vận động. Nặng nhất có thể là bại liệt phần thân dưới hay đe dọa tới cả tính mạng.

Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Khi thấy có các biểu hiện sưng đau bất thường ở vùng khớp háng, hãy đưa con đi khám sớm nhất có thể và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng hình thành ổ viêm sưng tại vị trí khớp háng, bệnh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu
Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng hình thành ổ viêm sưng tại vị trí khớp háng, bệnh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu

2. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp háng ở trẻ em 

Như có nhắc đến ở trên, bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường không có các biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp không có triệu chứng tại chỗ mà chỉ cảm thấy đi lại khó khăn, khó ngồi xổm, khó quay khớp háng.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh mà các chuyên gia xương khớp chỉ ra, bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Triệu chứng tại chỗ 

  • Vùng háng bị đau, các cơn đau kéo dài và lan xuống vùng đùi hoặc đầu gối.

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói theo cơn tùy vào mức độ tổn thương của khớp.

  • Các cơn đau thường có dấu hiệu tăng dần theo thời gian.

  • Khi ấn và vùng khớp háng bị tổn thương, trẻ có cảm giác đau nhói.

  • Khớp háng có dấu hiệu bị sưng đỏ, sờ có thể cảm thấy nóng hơn các vùng khác.

  • Khi đi lại hoặc hoạt động liên quan đến khớp háng cảm thấy bị khó khăn.

  • Đi khập khiễng hơn bình thường.

Triệu chứng toàn thân 

  • Trẻ có thể bị sốt khi bị viêm khớp háng.

  • Cơn đau khiến trẻ quấy khóc.

  • Viêm nhiễm tai mũi họng.

  • Rối loạn hệ tiêu hóa

Dựa trên các triệu chứng kể trên, cha mẹ có thể phần nào chẩn đoán được bệnh của con trẻ. Hãy nhanh chóng đến cơ sở thăm khám bệnh để được hướng dẫn phương án điều trị tốt nhất.

3. Truy tìm nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ em 

Hiện tại, trải qua nhiều nghiên cứu, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị viêm khớp háng. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp chỉ ra một số yếu tố nguy cơ dưới đây làm tăng khả năng mắc bệnh. Gồm có:

  • Di truyền: Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có cha hoặc mẹ bị viêm khớp háng sẽ dễ mắc bệnh hơn so với các trẻ thông thường.

  • Chấn thương: Các chấn thương do té ngã, trật khớp,… có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp háng.

  • Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện nên làm tăng nguy cơ nhiễm virus, nấm và vi khuẩn dẫn đến viêm khớp háng.

  • Dị tật bẩm sinh: Sụn khớp khiếm khuyết và một số dị tật khác có thể làm cho xương khớp bị kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm khớp ở trẻ, trong đó có khớp háng.

  • Trượt xương đùi: Đây là hiện tượng gãy dọc đĩa tăng trưởng bên dưới khớp bi của hông. Trẻ em trên 8 tuổi và những người thừa cân béo phì là đối tượng dễ mắc bệnh này.

  • Thừa cân béo phì: Cân nặng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng. Điều này kéo dài lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em.

Việc xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ em là rất quan trọng. Dựa trên căn nguyên, phác đồ phù hợp, tập trung đúng gốc bệnh sẽ giúp loại bỏ sớm hơn, an toàn và hiệu quả hơn.

Các chấn thương do té ngã, trật khớp,… có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp háng.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp háng trẻ em 

Chẩn đoán bệnh là điều kiện cần có trước khi tiến hành điều trị bệnh. Thông qua các chẩn đoán, các bác sĩ mới có thể kết luận được bệnh và đưa ra phác đồ hợp lý. Dưới đây là quy trình khám và chẩn đoán bệnh viêm khớp háng ở trẻ em:

Thăm khám lâm sàng: Dựa trên các biểu hiện trẻ gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp tại các vị trí bị tổn thương. Đồng thời, quan sát phạm vi, đặc điểm và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Kiểm tra khả năng vận động: Thông qua một số bài test ở các khớp háng, hông, đầu gối và các khớp lân cận khác. Từ đó có thể đánh giá được khả năng vận động của trẻ cũng như nhận định các dấu hiệu bất thường.

Xét nghiệm chuyên sâu: Có thể tiến hành một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm khớp háng và các khớp xung quanh

  • Đánh giá chỉ số máu.

  • Chụp X-quang.

  • Sinh thiết dịch ổ khớp.

  • Chụp hổng hưởng MRI.

Kết luận lâm sàng: Qua các bước trên, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng viêm khớp háng ở trẻ là đúng hay không. Song song với đó, phác đồ điều trị sẽ được đưa ra.

5. Cách điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em là việc cần thiết và không thể bỏ qua. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh điển hình, cho hiệu quả cao, các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

Mẹo dân gian điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em 

Các mẹo dân gian thường được truyền miệng từ người này sang người khác theo thời gian. Các mẹo thường dễ thực hiện, dễ tìm kiếm nguyên liệu và có tác dụng giảm triệu chứng rất nhanh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh và chỉ thích hợp dùng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Một số mẹo bạn có thể áp dụng điều trị viêm khớp háng cho trẻ em:

  • Bài thuốc từ rượu trắng và tỏi: Dùng một củ tỏi, xắt thành miếng nhỏ và ngâm cùng 100ml rượu trong khoảng 10 ngày. Lấy rượu ngâm xoa bóp trực tiếp và nhẹ nhàng vào vị trí khớp háng bị đau của trẻ. Cách này giúp giảm đau nhức hiệu quả.

  • Bài thuốc từ lá ngải cứu và lá lốt: Dùng lá lốt và ngải cứu với số lượng bằng nhau, mang đi giã nhuyễn lấy hỗn hợp nước, thêm một chút giấm và mang đi đun nóng. Dùng nước còn ấm thoa trực tiếp lên vùng khớp háng bị viêm.

  • Bài thuốc từ lá trầu không và muối: Dùng 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát và xào nóng cùng với muối. Lấy một lớp vải gạc đựng hỗn hợp nêu trên và đắp lên vùng da xương ở khớp háng bị viêm.

Tây y chữa viêm khớp háng ở trẻ được nhiều phụ huynh ưa chuộng

Tây y có nhiều loại thuốc và nhiều phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ cho hiệu quả cao. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như độ tuổi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nhóm thuốc và liều lượng phù hợp.

Thuốc tây thường cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ sức đề kháng yếu có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, thiếu dưỡng chất,…

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được kê đơn nhiều cho các bệnh nhân nhí bị viêm khớp háng gồm:

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Nhóm thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc giảm đau thần kinh trung ương, corticosteroid,… giúp tắt cơn đau nhanh chóng với trẻ. Để an toàn, nên dùng từ liều lượng thấp nhất. Một số thuốc thường dùng gồm có acetaminophen, aspirin, betamethasone,…

  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp các bé có thể bắt buộc phải sử dụng kháng sinh. Chỉ nên dùng lượng nhỏ và nên bắt đầu từ nhóm B – Lactam. Nếu thuốc không đáp ứng, mới chuyển nhóm kháng sinh phổ rộng và dùng liều cao hơn.

  • Nhóm thuốc hỗ trợ: Các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giúp tăng sức đề kháng như vitamin C, bổ sung nguyên tố vi lượng canxi, nguyên tố vi lượng kẽm,… có tác dụng làm nhanh liền vết thương.

Vật lý trị liệu 

Các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện và phục hồi chức năng khớp háng cho trẻ về lâu về dài. Đồng thời, hỗ trợ giảm thiểu việc trẻ phải sử dụng thuốc tây dễ gây tác dụng phụ.

Cha mẹ nên để người có chuyên môn như các nhân viên y tế về vật lý trị liệu thực hiện để giảm thiểu các tác dụng phụ. Nếu tự ý làm không đúng động tác có thể gây phản tác dụng và khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Nắn chỉnh khớp 

Nếu khớp háng của trẻ tiến triển nặng hơn do trường hợp tăng sản xương hông sẽ được chỉ định nắn chỉnh khớp. Cách này nhằm mục đích tránh các di chứng về sau của bệnh.

Nắn chỉnh muốn thực hiện tốt cần sử dụng bộ nẹp cố định khớp háng bất động tại chỗ. Điều này có thể gây nên những bất tiện cho trẻ trong việc sinh hoạt thường ngày.

Phẫu thuật 

Nếu các giải pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ nêu trên không đáp ứng và không cho hiệu quả, có thể cần đến phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Cách này tuy cho hiệu quả nhanh nhưng khá tốn kém và cần thời gian phục hồi lâu. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện cho con.

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em là việc cần thiết và không thể bỏ qua

6. Phòng ngừa viêm khớp háng ở trẻ em 

Tỷ lệ trẻ em mắc viêm khớp háng đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh viêm khớp háng nhằm tăng sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh bằng các cách sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các nhóm chất glucid, protid, lipid, protein, chất xơ,… để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

  • Tạo thói quen vận động lành mạnh, tránh vận động mạnh.

  • Hạn chế các chấn thương ở vùng háng cho trẻ.

  • Không nên cho trẻ chơi tại những điểm không đảm bảo vệ sinh hoặc cho con ra ngoài khi thời tiết thay đổi. Điều này khiến cho vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

Nhìn chung, viêm khớp háng ở trẻ em gây ra nhiều bất cập trong cuộc sống và sự phát triển của trẻ về lâu về dài. Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng có thể giúp bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh và có hướng xử lý tốt nhất khi con gặp phải chứng bệnh này.