Viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, người bệnh dễ bỏ qua, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng và nắm bắt các phương pháp điều trị, phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
1. Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu là căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở đối tượng nam hơn nữ. Vị trí bị viêm là khớp cùng xương chậu – nơi nối giữa khớp cột sống và xương chậu.
Khi bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy sưng tại một hoặc hai bên khớp. kèm theo đó là cảm giác đau nhức tùy theo mức độ của bệnh. Nếu kéo dài và không can thiệp điều trị, triệu chứng bệnh có thể lan dần xuống mông, hai chân, hông và thắt lưng.
Thời gian tiến triển của bệnh viêm khớp cùng chậu thường kéo dài trong khoảng vài tháng đến vài năm. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện được khi bệnh đã tiến triển vào giai đoạn mãn tính.
2. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi dường như người bệnh nào cũng quan tâm. Theo các chuyên gia xương khớp, khi bệnh ở giai đoạn đầu thường chỉ gây đau và mệt mỏi, ảnh hưởng ít đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn biến nặng có thể làm xuất hiện một số biến chứng như:
-
Bất động khớp cùng chậu, hông – đùi – mông.
-
Teo cơ do hệ thần kinh điều khiển bị ảnh hưởng.
-
Dính khớp.
-
Phụ nữ mang thai có thể khó sinh con hơn, cần can thiệp ngoại khoa.
-
Mất hoàn toàn khả năng vận động và tàn phá.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu
Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh viêm khớp cùng chậu là quan trọng. Thông qua căn nguyên, các bác sĩ có chuyên môn mới có thể xác định được phương án điều trị bệnh phù hợp cho bạn. Cụ thể, dưới đây là một số yếu tố phổ biến tác động dẫn đến viêm khớp cùng chậu:
-
Bệnh lý nền xương khớp: Những người có bệnh nền về xương khớp như thoái hóa đốt sống, dính khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm,… có khả năng bị viêm khớp cùng chậu cao hơn so với người bình thường.
-
Bẩm sinh có dị tật: Từ lúc mới sinh, một số đối tượng có thể có các dị tật hoặc khuyết điểm về khớp cùng chậu như độ dài hai chân khác nhau, cột sống bị vẹo, khung xương nhỏ… Các dị tật này làm cho áp lực không tương xứng trong thời gian dài làm khớp đau nhức và hao mòn.
-
Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sau sinh: Trong thời kỳ mang thai, khớp cùng chậu của nữ giới mở rộng để tạo không gian cho thai phát triển. Điều này dễ làm ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp. Với trường hợp sau sinh, khi thực hiện các cơn đau tại chỗ có thể làm rạn khớp và gây viêm.
-
Chấn thương: Các tổn thương ở xương chậu và cụt có thể dẫn đến viêm.
-
Biến chứng trong phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa ở khớp háng, thay ghép xương cánh chậu không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến các biến chứng về sau.
-
Ngồi hoặc đứng quá nhiều: Nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu ở những người thường đứng hoặc ngồi quá nhiều cao hơn người bình thường do các tổ chức khớp cùng chậu bị lão hóa, kém linh động hơn.
4. Triệu chứng viêm khớp cùng chậu
Nếu bạn gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp cùng chậu:
-
Cảm giác đau ở bụng dưới râm ran kèm biểu hiện sốt, đại tiện có máu, buồn nôn,…
-
Đau vùng mông, hai đùi và hông rất rõ. Cơn đau ở các vị trí này thường âm ỉ và dài hạn khiến người bệnh bị khó chịu.
-
Cảm giác tê bì và cứng khớp, khó di chuyển nếu người bệnh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
-
Khả năng cử động của khớp lúc này bị hạn chế. Các thao tác co, duỗi, gập, ngồi khoanh chân trở nên khó thực hiện hơn. Thậm chí là làm thay đổi dáng đi của người bệnh.
-
Vùng da ở khớp cùng chậu bị đỏ, nóng và nhấn vào có cảm giác mềm.
5. Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu
Thông qua việc chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý. Qua đó, phác đồ điều trị chính xác và phù hợp nhất sẽ được đưa ra.
Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng các câu hỏi và thao tác thông thường, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Hình ảnh x quang viêm khớp cùng chậu hoặc cắt lớp CT có thể cho kết quả chính xác về tình trạng khớp đang gặp phải.
6. Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Giải pháp
Phụ thuộc vào đối tượng và mức độ bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn chi tiết về phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu phù hợp. Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến như sau:
Chú trọng chế độ ăn uống
Khi bị viêm khớp, việc bổ sung chất dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp người bệnh cải thiện được hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy, người bệnh viêm khớp cùng chậu nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn:
-
Hàu, tôm, cua,…: Đây là nhóm nguyên tố vi lượng giúp xương chắc khỏe hơn.
-
Táo, lê, cam, quýt, ổi,…: Bổ sung vitamin giúp tăng sức khỏe xương khớp.
-
Râu ngô hoặc lá vối đun nước: Giúp đào thải độc tố của thuốc tây ra khỏi cơ thể.
-
Bổ sung omega 3, các loại dầu ép hạt tự nhiên.
-
….
Ngoài việc bổ sung thực phẩm có lợi, người bệnh cần tránh dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, các món ăn chế biến sẵn,…
Vật lý trị liệu
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu cho hiệu quả điều trị cao. Một số giải pháp được áp dụng nhiều là:
-
Châm cứu: Dùng kim châm vào các huyệt đạo giúp kích thích máu lưu thông, đẩy nhanh dòng máu để tiêu viêm và hạn chế đau nhức.
-
Kích thích xung điện: Dùng dòng điện thay thế cho sóng thần kinh và tác động ức chế cơn đau hiệu quả. Đồng thời, cách này còn giúp giãn các phần cơ cứng của mô mềm xung quanh.
Uống thuốc tây
Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì? Một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định là:
-
Kháng sinh: Nhóm khác sinh beta lactam giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh xương khớp.
-
Giảm đau: Các loại thuốc như amoxicillin, celecoxib, etoricoxib,… giúp giảm đau an toàn.
-
Thuốc giảm co thắt cơ và giảm đau thần kinh: Arcalion, debridat,…
Khi dùng thuốc tây, người bệnh không nên tự ý tăng giảm hoặc đổi thuốc. Mọi đơn thuốc nên được kê bởi bác sĩ có chuyên môn và dùng đúng liều lượng.
Nhóm thuốc tây thường cho hiệu quả nhanh chóng trong việc cắt đứt triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, nó không đẩy lùi được hoàn toàn căn nguyên gây bệnh nên mọi người cũng không nên lạm dụng dễ gây tác dụng phụ và chỉ nên dùng cho trường hợp bệnh mới khởi phát.
Dùng thuốc Đông y
Đông y chữa bệnh viêm khớp cùng chậu có độ an toàn cao và cho hiệu quả chuyên sâu hơn các phương pháp khác. TUy nhiên, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý phải kiên trì thì mới đạt được hiệu quả cao.
Khi dùng thuốc Đông y, bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín và thầy thuốc có chuyên môn cao.
Phẫu thuật
Nếu bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nêu trên, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và có khả năng phục hồi cao hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật tốn kém hơn nên người bệnh cũng cần cân nhắc.
7. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng chậu, bạn cần chú ý:
-
Vận động vừa sức, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài.
-
Ngủ nghỉ đúng giờ để đảm bảo hệ xương khớp cũng được nghỉ ngơi sau một ngày dài.
-
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với đối tượng lứa tuổi.
-
Kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực lên hệ xương khớp.
-
Thường xuyên thăm khám để phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị, tránh để biến chứng bệnh xuất hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm khớp cùng chậu. Căn bệnh này ngày càng phổ biến và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn đừng nên chủ quan, hãy đi thăm khám và can thiệp từ sớm.