Viêm khớp cấp tính là một bệnh lý xương khớp phổ biến, với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau âm ỉ kéo dài. Những cơn đau này không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Việc xác định đúng nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp cấp tính là bước quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
1. Viêm khớp cấp tính là gì?
Viêm khớp cấp hay còn gọi là viêm khớp cấp tính là tình trạng các khớp bị sưng, đau một cách đột ngột. Các cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một khớp nhất định nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc, trường hợp này được gọi là viêm đa khớp cấp tính.
Bệnh viêm khớp cấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng lứa tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, dưới đây là một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao do các chuyên gia xương khớp cấp tính:
-
Người ngoài 40 tuổi: Đây là độ tuổi bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa xương khớp. Do đó, các khớp ở nhóm đối tượng này dễ bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Người từ 20 – 40 tuổi: Nhóm này có hệ xương khớp khỏe mạnh nhất nên có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Tuy nhiên, với những trường hợp bị chấn thương, thói quen sinh hoạt không có lợi cho xương khớp cũng có khả năng bị viêm khớp cấp. Thực tế, hiện nay đối tượng này đang ngày càng có xu hướng tăng cao.
-
Nhóm trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Viêm khớp cấp ở trẻ em là hoàn toàn có thể xảy ra. Trẻ bị vấp ngã, chạy nhảy xảy ra các chấn thương cũng có thể bị viêm khớp cấp.
-
Nữ giới: Theo các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cấp tính ở nữ giới thường cao hơn nam giới.
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cấp
Viêm khớp cấp có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cấp tính:
-
Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh viêm khớp cấp có người thân từng mắc bệnh này cao hơn so với các nhóm khác.
-
Người có bệnh lý nền: Các bệnh về xương khớp như gout, viêm khớp dạng thấp,… dễ dẫn đến các cơn đau khớp cấp tính rất cao.
-
Chấn thương vùng khớp: Khi các ổ khớp bị chấn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể theo đường máu, đi vào các ổ khớp và làm khởi phát các cơn đau cấp tính.
-
Người thường xuyên làm việc quá sức: khi làm các công việc nặng nhọc, các khớp nối sẽ phải chuyển động thường xuyên, dễ bị tổn thương. Các tổn thương này là tiền đề gây ra viêm khớp tại chỗ nếu như không được điều trị kịp thời.
-
Tuổi tác: Thường những người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do tình trạng thoái hóa xương khớp tự nhiên diễn ra.
-
Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do có những đặc trưng giới tính riêng.
-
Khớp sụn bị ảnh hưởng: Các khớp sụn khớp có thể bị ảnh hưởng và viêm do những yếu tố như chịu áp lực lớn lên khớp, chế độ ăn dư thừa chất đạm.
Có thể thấy, viêm khớp cấp có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở mỗi người sẽ có những yếu tố tiềm ẩn riêng dẫn đến bệnh. Việc xác định chính xác căn nguyên bệnh là rất quan trọng và cần thiết. Bởi đây chính là tiền đề để các chuyên gia, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cấp
Viêm khớp cấp có những biểu hiện gần giống với các bệnh lý về xương khớp nói chung. Tuy nhiên, viêm khớp ở thể cấp sẽ khởi phát trong thời gian ngắn, khỏi cũng rất nhanh chóng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng và gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể nhận biết viêm khớp cấp tính qua một số dấu hiệu dưới đây:
-
Đau khớp: Các vị trí bị viêm thường có hiện tượng đau khi vận động hoặc cả khi không vận động.
-
Sưng đỏ khớp: Vùng khớp bị viêm có hiện tượng sưng đỏ, sờ vào có thể cảm thấy hơi nóng ran hơn so với các vùng khác.
-
Khớp bị cứng: Do tình trạng đau nhức khiến cho việc vận động trở nên khó khăn, người bệnh hạn chế vận động nên dễ bị cứng khớp.
-
Các triệu chứng khác: Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị sụt cân, phát ban trên da, ngứa ngáy khó chịu ở vùng ổ khớp bị viêm.
Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu nêu trên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua. Hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm. Từ đó, chủ động trong việc điều trị, hạn chế để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cấp
Viêm khớp cấp có những cấp độ khác nhau ở mỗi bệnh nhân cụ thể. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau cũng như phác đồ điều trị riêng biệt.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Hiện có các phương pháp chẩn đoán lâm sàng được các bác sĩ áp dụng như sau:
-
Hỏi bệnh: Dựa trên các thông tin tiểu sử bệnh và các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ có thể đưa ra được kết luận về chẩn đoán bệnh lý.
-
Kiểm tra thể chất: Đánh giá bệnh tại các khớp của bệnh nhân, đặc biệt chú trọng vào các khớp có dấu hiệu sưng đau.
-
Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp, các bác sĩ sẽ nhận định được chính xác vị trí khớp bị tổn thương và mức độ viêm của khớp.
-
Xét nghiệm máu: Qua cách này sẽ kiểm tra được có virus hay kháng thể trong máu hay không. Kết quả nhận được sẽ phản ánh chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, những phác đồ điều trị bệnh sẽ được đưa ra.
Cách điều trị bệnh viêm khớp cấp
Về bệnh viêm khớp cấp tính có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số phương pháp điển hình nhất được nhiều người bệnh áp dụng.
Thứ nhất, áp dụng mẹo dân gian
Mẹo dân gian thường dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí bằng những nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với trường hợp các cơn đau do viêm khớp ở giai đoạn cấp tính và không nên lạm dụng trong thời gian quá dài.
Một số mẹo dân gian chữa viêm khớp cấp nổi tiếng gồm:
-
Chữa viêm khớp cấp từ ngải cứu và rượu trắng:
Chuẩn bị: một nắm lá ngải cứu, 100ml rượu trắng.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu và đem đun với rượu trắng đến khi nóng già và dậy mùi thơm thì cho lá ngải vào một chiếc khăn, đắp lên vùng khớp bị sưng viêm. Chú ý nên dùng khăn dày để tránh bị bỏng.
-
Mẹo chữa bệnh từ lá lốt:
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt và nước sạch.
Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, phơi héo trong bóng râm và đun sôi với nước sạch. Để trong nồi khoảng 30 phút cho các chất có trong lá lốt được ngấm ra. Cuối cùng, lọc lấy nước để uống.
-
Dùng quả cà tím chữa viêm khớp cấp:
Chuẩn bị: 1 quả cà tím và nước sạch.
Cách thực hiện: Rửa sạch cà tím, cắt bỏ phần cuống và thái lát mỏng vừa. Sau đó cho cà tím vào nồi cùng nước và đun sôi khoảng 15 phút, để nước nguội tự nhiên và uống hàng ngày.
Thứ hai, điều trị viêm khớp cấp tính bằng Tây y
Bệnh viêm khớp cấp tính có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc theo Tây y. Cụ thể:
-
Dùng thuốc: Tây y có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp cấp bằng cách chống viêm, giảm đau. Điển hình có thể kể đến thuốc paracetamol, ibuprofen, tramadol,… Các thuốc giúp ổ viêm khớp sụn và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Khi dùng, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.
-
Vật lý trị liệu: Cách này có khả năng giúp tăng cường các hoạt động của cơ, mô ở xung quanh khớp sụn xương bằng các bài tập cụ thể và chuyên biệt. Phương pháp này tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên, nên thông qua sự hỗ trợ của các chuyên gia để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả.
-
Điều trị ngoại khoa: Các giải pháp can thiệp ngoại khoa thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển nặng. Cụ thể có thể áp dụng phẫu thuật màng hoạt dịch, giúp dứt điểm các cơn đau cấp tính do viêm khớp.
Thứ ba, thuốc Đông y điều trị viêm khớp
Đông y thường điều trị bệnh từ từ, đi từ gốc tới ngọn. Thuốc này sử dụng thảo dược để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn tạo thành các ổ viêm. Cách này có độ an toàn và lành tính cao nên có thể áp dụng với mọi thể bệnh. Tuy nhiên, người bệnh khi chọn phương pháp này cần có sự kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm khớp cấp nổi tiếng được nhiều bệnh nhân áp dụng gồm:
-
Thuốc giải độc, thông kinh lạc và giảm đau:
Thành phần: Các vị thuốc cẩu tích, đỗ trọng, mộc qua, ngưu tất, chi mẫu.
Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm sắc với lượng nước phù hợp trong từ 4 – 5h. Nước thu được chia thành nhiều lần uống trong ngày.
-
Thuốc bồi bổ thận, khu phong:
Thành phần: Gồm các vị thuốc cát căn, bạch linh, khương truật, ý dĩ, xuyên khung.
Cách sử dụng: Rửa sạch cho vào ấm sắc cùng nước sạch, đem nấu trong khoảng 2 đến 3 tiếng, rồi lấy nước uống trong ngày.
-
Bài thuốc giải độc, mát gan, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể:
Thành phần: Rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa
Cách sử dụng: Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm hãm như trà. Sử dụng nước hãm để uống trong ngày, có thể dùng thay nước uống hàng ngày.
5. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp cấp
Bệnh viêm khớp cấp mặc dù không gây hại đến tính mạng người nhưng lại gây ra những đau đớn và khó chịu. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách sau:
-
Vệ sinh đường hô hấp thường xuyên tránh vi khuẩn xâm nhập.
-
Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế làm việc nặng quá sức.
-
Tạo thói quen vận động, luyện tập thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân.
-
Ngay khi có dấu hiệu bị bệnh, cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể xuất hiện.
Viêm khớp cấp tính là căn bệnh cần được chú ý ngay từ giai đoạn đầu để tránh diễn biến phức tạp. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc nắm bắt được chính xác về bệnh này và có cách điều trị, phòng ngừa phù hợp.