Tràn dịch khớp cổ chân thường gây ra đau nhức và cứng khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, đây được coi là một tình trạng nghiêm trọng, cần được chú ý và phát hiện sớm để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí làm mất khả năng đi lại trong tương lai.
Tràn dịch khớp cổ chân là gì?
Tràn dịch khớp cổ chân là hiện tượng bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp hơn so với lúc bình thường. Tình trạng này thường xảy ra do hoạt động quá sức.
Bị tràn dịch khớp cổ chân là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt, những người thường xuyên vận động nhiều như chơi thể thao hay người từng có tiền sử bị nhiễm trùng vùng cổ chân, người bị gout, tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Hiện tượng phổ biến người bệnh thường thấy khi bị tràn dịch khớp cổ chân là sưng tấy, đau nhức và vận động khó khăn. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài mà không được can thiệp điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tràn dịch khớp cổ chân
Bệnh tràn dịch khớp cổ chân có thể nhận biết qua nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu điển hình mà hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải:
-
Đau nhức âm ỉ: Dịch khớp bị tràn ở cổ chân thường gây ra hiện tượng đau nhức rất khó chịu. Thông thường, các cơn đau ban đầu chỉ hơi đau nhói một chút và hết nhanh chóng. Nhưng nếu tình trạng này để lâu dài sẽ kéo dài từ vài tiếng, thậm chí là vài ngày.
-
Sưng tấy, phù nề: Dịch khớp tràn ra tăng cao bất thường sẽ khiến cho không gian khớp không đủ khiến cho vùng khớp bị sưng phồng. Nếu nhìn bằng mắt thường, bạn dễ dàng nhìn thấy khu vực khớp sưng to hơn so với các vị trí còn lại.
-
Vận động bị hạn chế: Vì bị sưng và đau nhức, vùng cổ chân của bạn sẽ khó khăn hơn mỗi khi vận động. Nếu như bệnh nặng hơn, tình trạng cứng khớp và tê bì có thể xuất hiện, lúc này bạn sẽ càng cảm thấy lười và ngại vận động hơn.\
Ngoài những dấu hiệu trên, với một số trường hợp người bệnh nếu bị viêm nhiễm khớp có thể có thêm triệu chứng sốt, mệt và ớn lạnh.
Nếu bạn nhận thấy một trong bất kỳ các triệu chứng nêu trên tuyệt đối không được chủ quan, cần đi khám để kiểm tra và chẩn đoán bệnh sớm.
Nguyên nhân khớp cổ chân bị tràn dịch
Bệnh tràn dịch khớp cổ chân có thể hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động tăng nguy cơ cao dẫn tới bệnh lý này được các chuyên gia xương khớp chỉ ra.
-
Chấn thương: Các chấn thương ở vùng cổ chân là một trong những yếu tố tác động chính dẫn tới hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân. Khi có một lực mạnh tác động vào cổ chân, dây chằng, xương và sụn khớp sẽ bị tổn thương. Từ đó, khớp mất đi cấu trúc ổn định, dịch tiết ra ngoài hay còn gọi là tràn dịch.
-
Nhiễm trùng: Các vết thương ở cổ chân nếu để bị vi khuẩn tấn công thường sẽ gây sưng, viêm, nhiễm trùng. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng khớp bị phá vỡ cấu trúc, dịch khớp cổ chân tràn ra ngoài. Thông thường, những người thay khớp nhân tạo, người bị tiểu đường, viêm khớp hoặc nhiễm HIV,… có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối với nguyên nhân nhiễm trùng.
-
Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp: Khi bị viêm khớp, hệ miễn dịch sẽ tác động đến mạch máu, khiến mạch giãn nở, các mô bao quanh sẽ tăng tiết dịch. Tình trạng này xảy ra nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến vùng khớp bị viêm hình thành túi chứa dịch. Lúc này, cảm giác đau đớn sẽ xuất hiện và làm nó sưng tấy nghiêm trọng hơn.
-
U nang hoạt dịch: Các chất lỏng sẽ tích tụ bên trong khớp khi bạn bị u nang hoạt dịch, dẫn tới hình thành các khối u nang. Nếu u vỡ ra, dịch sẽ tràn vào khớp, xuất hiện hiện tượng sưng tấy và đau nhức.
-
Tuổi tác: Tuổi tác tăng cao cũng kéo theo các bệnh về xương khớp xuất hiện nhiều hơn và tràn dịch khớp cổ chân cũng không ngoại lệ.
-
Các bệnh lý khác: Nếu người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý như tiểu đường, gout, béo phì,… thường có nguy cơ bị tràn dịch khớp cổ chân cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường.
Dựa trên nguyên nhân hình thành bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ định hướng được phác đồ điều trị phù hợp với tình hình bệnh để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Chữa tràn dịch khớp cổ chân như thế nào?
Cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân hay tràn dịch khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là những câu hỏi được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Hiểu được những băn khoăn, lo lắng mong muốn trị khỏi bệnh, chúng tôi đã tổng hợp một số cách chữa tràn dịch khớp gối phổ biến, hiệu quả dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
Điều trị tràn dịch khớp cổ chân bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường thực hiện đơn giản và cho hiệu quả nhanh đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Đặc biệt, các cách này thường không mất quá nhiều chi phí và có thể thực hiện tại nhà.
Chườm đá
Chườm bằng đá lạnh vào vị trí tràn dịch khớp cổ chân thường giúp giảm đau nhanh bởi nhiệt lạnh làm dây thần kinh bị tê liệt tạm thời, khiến cảm giác đau nhức biến mất. Bạn có thể lấy một ít đá bọc vào một tấm khăn sạch và chườm trực tiếp lên vị trí khớp bị tràn dịch.
Sử dụng củ đinh lăng chữa tràn dịch khớp cổ chân
Củ đinh lăng được ứng dụng trong điều trị các bệnh thoái hóa đốt sống lưng, tràn dịch khớp. Thành phần có trong củ này giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và chữa cả các bệnh về suy nhược thần kinh.
Cách dùng củ đinh lăng chữa bệnh tràn dịch khớp gối như sau:
-
Sử dụng 50g củ đinh lăng tươi, rửa sạch và đem thái thành lát mỏng.
-
Cho đủ đinh lăng sắc với nước đến khi cô đặc lại thì dừng, dùng để uống trong ngày.
-
Mỗi ngày uống 1 tháng, kiên trì dùng trong khoảng 2 tuần sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng, đau giảm dần.
Cây trinh nữ chữa tràn dịch khớp cổ chân hiệu quả
-
Trong cây trinh nữ có nhiều dược tính giúp giảm đau, kháng viêm và an thần. Do đó, trong số các bài thuốc dân giãn chữ tràn dịch khớp cổ chân, không thể bỏ qua cây thuốc này. Bạn có thể dùng cây trinh nữ chữa bệnh như sau:
-
Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây trinh nữ với 20g rễ bưởi bung, 20g rễ cúc tần và 10g rễ đinh lăng, 10g cam thảo.
-
Đem sao nóng tất cả rồi cho vào nồi sắc cùng khoảng 5 bát nước đến khi còn khoảng hơn 2 bát thì tắt.
-
Chia thuốc ra uống 2 lần trong ngày, uống sau ăn. Tốt nhất nên uống thuốc khi còn nóng.
Thuốc tây điều trị tràn dịch khớp cổ chân cho hiệu quả nhanh
Có thể nói, sử dụng thuốc tây điều trị tràn dịch khớp cổ chân là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Sở dĩ vậy bởi những thuốc này dễ mua, dễ dùng và cho hiệu quả giảm đau cực kỳ nhanh chóng. Một số loại thuốc tây thường được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh gồm:
-
Thuốc chống viêm không chứa steroid: Những tên thuốc tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… Thuốc có tác dụng ức chế COX 1 và 2 để giảm viêm, cải thiện cơn đau, hiện tượng nóng rát và co cứng khớp. Khi dùng nhóm thuốc này người bệnh cần cẩn trọng, không tự ý tăng giảm liều và phụ thuộc bởi nó có thể gây hại cho dạ dày, tá tràng.
-
Thuốc có chứa Corticosteroid: Với tình trạng bệnh tràn dịch khớp cổ chân tiến triển nặng, không đáp ứng được các loại thuốc giảm đau thông thường, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc có chứa corticosteroid. Tuy nhiên, thuốc này không thật sự được khuyến khích sử dụng do có nguy cơ làm giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương các khớp khỏe mạnh.
-
Kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh chữa tràn dịch khớp cổ chân có thể là dạng uống hoặc tiêm. Thuốc này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm đau hiệu quả.
-
Các loại thuốc ức chế miễn dịch: Với các trường hợp tràn dịch khớp cổ chân do tự miễn hoặc viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Liều lượng thuốc được các bác sĩ chỉ định phù hợp với mức độ tràn dịch.
Thuốc chữa tràn dịch khớp cổ chân dù cho hiệu quả nhanh nhưng người bệnh không nên phụ thuộc bởi nó có nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Tốt nhất, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khóa.
Cách phòng ngừa tràn dịch khớp cổ chân
Như chúng ta có thể thấy, bệnh tràn dịch khớp cổ chân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh. Vì vậy, thay vì đợi bệnh đến mới xử lý, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa trước để hạn chế những rủi ro bằng những cách sau:
-
Duy trì cân nặng hợp lý, tránh việc tăng cân khiến cho lực chèn ép lên cổ chân lớn.
-
Nhanh chóng điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn, các bệnh xương khớp (nếu có).
-
Hạn chế mang vác nặng, lao động nặng hoặc vận động quá nhiều.
-
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để khớp gối không bị cứng, dính và trở nên linh hoạt hơn.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ xương khớp.
-
Tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh nếu có. \
Hy vọng với những thông tin nêu trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh tràn dịch khớp cổ chân. Nếu bạn có triệu chứng nào của bệnh, hãy nhanh tay điều trị dứt điểm để hạn chế biến chứng nhé.