[Giải đáp] Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?

Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không là một câu hỏi được các ông chồng quan tâm rất nhiều. Bởi vì trải qua thời điểm vượt cạn khó khăn, một số chị em rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn và thường hay khóc rất nhiều. Do đó nhiều người đặt ra câu hỏi: “Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?”. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì mời bạn tham khảo qua nội dung của Khơi Xuân Khang Linh nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh khóc nhiều

Trước khi tìm hiểu “Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?” thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vì sao phụ nữ sau sinh lại khóc nhiều. Phụ nữ vốn được tạo hóa ưu ái ban tặng thiên chức làm mẹ, nhưng đồng nghĩa với điều đó là phải đối mặt với sự thay đổi về thể xác và tâm lý sau khi sinh con. Đặc biệt, rất nhiều chị em sẽ rơi vào cảm xúc bi quan và thường xuyên khóc lóc sau sinh. Theo các chuyên gia tâm lý, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm:

phu-nu-sau-sinh-khoc-nhieu-co-sao-khong-3
Rất nhiều chị em phụ nữ rơi vào cảm xúc bi quan và thường xuyên khóc lóc sau sinh
  • Do sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nhanh chóng của nồng độ hormone trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực ở nữ giới. Quá trình mang thai và sinh nở khiến cho nồng độ estrogen và progesterone bị suy giảm đột ngột. Những điều này gây ra cảm giác mệt mỏi từ đó khiến chị em dễ xúc động, hay tủi thân.
  • Do các mâu thuẫn trong gia đình: Khóc nhiều sau sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân do các chị em phụ nữ sống trong gia đình không hạnh phúc, cụ thể do: Thiếu sự giúp đỡ của người thân hay áp lực về giới tính đứa trẻ,… khiến họ rơi tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến nhẹ là đau buồn, hay khóc, nặng hơn có thể bị trầm cảm làm tổn hại đến bản thân và con cái của họ.
  • Do yếu tố cảm xúc: Việc thích nghi với trách nhiệm của một người mẹ không phải là điều dễ dàng. Do đó, nhiều phụ nữ sau sinh do áp lực lần đầu làm mẹ nên họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng về khả năng chăm sóc cho con. Từ đó dẫn đến tâm lý sống trong sự lo sợ cũng như không thể kiểm soát cuộc sống bản thân và khi đối diện với bế tắc, họ chỉ biết khóc để giải tỏa cảm xúc.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh vì họ phải mất hàng tháng trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Đặc biệt hơn khi sản phụ sinh con theo phương pháp phẫu thuật thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn và điều này gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng, khiến chị em dễ đối mặt với cảm xúc tiêu cực.

2. Giải đáp thắc mắc: Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?

Theo các chuyên gia tâm lý thì sự nhạy cảm của một bà mẹ mới sinh sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với người phụ nữ bình thường. Bời vì sau sinh nọ thường có tâm lý sợ hãi dẫn đến tình trạng thường xuyên khóc lóc, khiến họ cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực như:

2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ

Khi người phụ nữ rơi vào tình trạng lo lắng hay khóc lóc kéo dài sẽ khiến cơ thể bị sụt cân nhanh kèm theo chán ăn, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể, khi chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột.

2.2. Ảnh đến sự phát triển của bé

Việc những mẹ thường xuyên buồn phiền, lo lắng với tâm lý bất ổn thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ hay thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây mất sữa. Vì vậy, phụ nữ sau sinh hay khóc cũng sẽ gây ảnh hưởng đến em bé và khi dinh dưỡng không được đảm bảo làm cơ thể của trẻ bị còi cọc, chậm phát triển.

2.3. Xảy ra những cãi vã trong gia đình

Phụ nữ sau sinh hay khóc sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ảm đạm không còn vui vẻ như trước nữa. Nếu như người bạn đời không hiểu và thông cảm thì sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và thậm chí đây là nguyên nhân gây ra các vụ bạo hành trong gia đình.

2.4. Ám ảnh của sự tự tử

Khi tâm trạng bế tắc kéo dài sẽ khiến cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh hay nguy hiểm hơn là việc tìm cách chấm dứt cuộc sống. Khi mâu thuẫn không được giải quyết và không có sự đồng cảm, chia sẻ từ người thân thì sẽ có thể xuất hiện của những cảm xúc bất lực kéo dài sẽ khiến phụ nữ tìm đến cái chết.

3. Những cách giúp phụ nữ rời xa cảm xúc tiêu cực sau sinh

Những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến cho cuộc sống của chị em trở nên bế tắc. Do đó để gạt bỏ hiện tượng phụ nữ sau sinh hay khóc cũng như giúp xoa dịu tâm trạng của mình, các chị em có thể hãy tham khảo các gợi ý sau:

  • Tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước: Sau khi trải qua quãng thời gian vượt cạn thì đa phần chị em đều trải qua quá trình thay đổi tâm lý. Do đó, các chị em phụ nữ hãy tham khảo kinh nghiệm của những người xung quanh. Và thay vì lo lắng thì hãy cho rằng đây là một sứ mệnh tuyệt vời trong cuộc đời người phụ nữ.
  • Học cách thư giãn: Việc nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái sẽ giúp cải thiện tình trạng hay khóc sau sinh. Ngoài ra, người mẹ cần tránh thức khuya cùng với việc nên ăn uống khoa học, đủ chất để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập thể dục sẽ giúp cho người mẹ cải thiện không chỉ về sức khỏe mà còn tạo hưng phấn tinh thần sau sinh, đồng thời giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Do đó, các chị em hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng và dưỡng sức như: Yoga, thiền,…
  • Tâm sự với chồng: Sự động viên từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là từ người chồng sẽ tác động rất lớn đến cảm xúc của người phụ nữ trong giai đoạn nhạy cảm này. Chính vì vậy người chồng hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, giúp các chị em để họ có thể ổn định tâm trạng, bình tĩnh trở lại.

4. Khóc nhiều sau sinh có thể đầu dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh

4.1. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Khi người phụ nữ có các biểu hiện sau thì cần nghĩ ngay đến hiện tượng trầm cảm sau sinh:

  • Tâm trạng cảm thấy buồn và thậm chí không biết lý do vì sao buồn, cảm thấy vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên hay khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí là không biết lý do vì sao lại khóc.
  • Luôn cảm thấy lo sợ và sợ hãi.
  • Cảm thấy buồn phiền, cáu kỉnh và bồn chồn.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say giấc, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn khi cố gắng tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Giận dữ, mất kiểm soát.
  • Không còn quan tâm đến bản thân cũng như thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Cảm thấy đau đớn, khó chịu về cả thể chất và tinh thần như nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn hoặc có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè hay thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ cũng như nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại đến bản thân và con.

4.2. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh cao

Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn những người khác, cụ thể là:

  • Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Khi sinh em bé tiếp theo thì khả năng có nguy cơ lặp lại bệnh lên tới 50%.
  • Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, đã ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai thì có 68% rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi sinh.
  • Người đang phải trải qua những sự việc căng thẳng hay mệt mỏi trong thời gian trước khi sinh con như: thất nghiệp, hiếm muộn, bệnh tật…
  • Phụ nữ sau sinh mà thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người thân, đặc biệt là từ người chồng.
  • Có xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa vợ và chồng, mẹ chồng và nàng dâu.
  • Khoảng thời gian mang bầu không cảm thấy hạnh phúc như mong muốn.

5. Gợi ý một số cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp được cho là có công dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả:

phu-nu-sau-sinh-khoc-nhieu-co-sao-khong-2-min
Phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không?

5.1. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm sau sinh

Trong trường hợp mẹ bỉm sữa có thể tự nhận biết được những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Lúc này, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần để điều chỉnh tâm trạng cũng như ức chế những suy nghĩ tiêu cực từ não bộ…

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc trầm cảm sau sinh cần được nghiên cứu và có sự chỉ định rõ ràng từ phía bác sĩ điều trị. Bởi khoảng thời gian này mẹ vẫn phải cho con bú và việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ.

5.2. Điều trị trầm cảm sau sinh bằng sự tư vấn của bác sĩ tâm lý

Những chuyên gia sức khỏe tâm lý hay các bác sĩ sẽ là người trực tiếp nói chuyện với bạn và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cụ thế là các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ thực hiện một số các biện pháp giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình. Với những trường hợp người bệnh trầm cảm nhẹ có thể điều trị bằng việc tư vấn. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng cần điều trị tư vấn và kết hợp sử dụng thuốc đều đặn.

5.3. Cần sự hỗ trợ và quan tâm từ người thân

Chồng, gia đình và những người thân xung quanh cần phải tích cực trò chuyện cũng như quan tâm đến các chị em mà bị trầm cảm sau sinh. Người thân hãy hiểu và cảm thông cho họ trong giai đoạn khó khăn này. Bởi vì điều họ cần nhất ở người thân lúc này chính là sự chia sẻ, quan tâm và đồng cảm.

5.4. Cho bản thân được nghỉ ngơi

Mệt mỏi, hay suy nghĩ, khóc nhiều cùng những nỗi buồn của phụ nữ sau sinh là những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trầm cảm sau sinh trầm trọng hơn. Vì vậy, dù khoảng thời gian nuôi con có khó khăn, bận rộn thì các chị em hãy luôn đảm bảo cơ thể của mình được nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mà bản thân yêu thích.

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Bài viết trên đã giúp làm rõ vấn đề phụ nữ sau sinh hay khóc nhiều có sao không. Việc phụ nữ sau sinh hay khóc sẽ không bao giờ xảy ra nếu như các chị em phụ nữ luôn có chồng và người thân bên cạnh lo lắng cũng như chăm sóc. Đặc biệt là chồng nên hiểu tâm tư tình cảm của vợ, cùng vợ chăm con và vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho mọi người. 

TIN TỨC

Tin sức khỏe