[Giải đáp] Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi được các chị em quan tâm tìm hiểu rất nhiều. Bởi vì trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là một món ăn phổ biến ở một số nước châu Á và được xếp vào danh sách một trong các món ăn “kinh dị” nhất thế giới. Tuy không chiếm được “cảm tình” của người phương Tây, nhưng trứng vịt lộn lại được đánh giá là một trong những siêu thực phẩm tốt cho cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Và để biết chính xác phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không thì mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm: 

1. Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn 

Trong quá trình phát triển từ trứng vịt bình thường thành trứng vịt lộn đã làm một số chất có trong trứng vịt bị biến đổi thành nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bào thai vịt. Nhờ đó mà trứng vịt lộn trở thành loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhiều chị em nhất là những chị em mới sinh con xong luôn thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không.

phu-nu-sau-sinh-an-trung-vit-lon-1-min
Trứng vịt lộn trở thành loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Theo chuyên gia, một quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 188 calo trong đó bao gồm 13.7g protein, 14.2g chất béo, 116mg canxi, 2.1mg sắt, 212mg, 3.914UI vitamin A cùng các vitamin cũng như các khoáng chất khác.

Chính vì vậy, trứng vịt lộn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như bổ máu, bổ não, sáng mắt, kích thích tăng trưởng (đối với trẻ nhỏ) và tăng cường sinh lý (đối với đàn ông).

2. Khi nào thì ăn trứng vịt lộn gây hại cho sức khỏe?

Như đã trình bày ở trên thì trứng vịt lộn có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao tuy nhiên nó vẫn có thể gây hại cho sức khỏe trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không các mẹ cần tìm hiểu một số tác hại không mong muốn món ăn mang lại. Cụ thể là:

  • Một quả trứng vịt lộn chứa đến 600mg cholesterol. Hàm lượng cholesterol cao như vậy thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Vậy nên, những người bị mắc các bệnh nền này cần hạn chế ăn trứng lộn.
  • Do trứng vịt lộn có hàm lượng đạm tương đối cao nên các bệnh nhân suy gan, thận hay mắc bệnh gout không nên ăn vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
  • Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng vitamin A và tiền vitamin A khá cao. Do đó nếu ăn thường xuyên trứng vịt lộn cùng với việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A khác như gan động vật thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A. Thừa vitamin A thì có thể gây dị dạng thai nhi đối với thai phụ cũng như còi xương chậm lớn ở trẻ nhỏ. Một số hậu quả khác khi thừa vitamin A phải kể đến như: vàng da, da khô phát ban, môi khô, rụng tóc, đau xương…

3. Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Trong thời kỳ sau sinh, đặc biệt là vào khoảng thời gian sau sinh 6 tuần khi cơ thể của sản phụ vẫn còn yếu ớt, đang trong quá trình hồi phục lại thể trạng thì không nên ăn hột vịt lộn.

Do trứng vịt lộn có tính hàn lại chứa hàm lượng đạm và chất béo tương đối cao do đó mà trứng vịt lộn dễ gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó các mẹ sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, nếu như ăn hột vịt lộn sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu, đầy bụng. Hơn nữa, hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh cũng có thể gặp vấn đề nếu mẹ ăn trứng vịt lộn.

Sau khi hết thời gian ở cữ, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn nhưng chỉ nên ăn rất ít, chẳng hạn 1 tuần chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần. Và mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả. Song song đó, các mẹ nên theo dõi nếu bé đang mẹ thì cần theo dõi con có biểu hiện bị đầy bụng, nôn trớ và dị ứng không. Nếu có thì mẹ nên tạm thời kiêng món này thêm một thời gian nữa cho đến khi bé đã hoàn toàn cứng cáp hoặc thôi bú mẹ.

Hơn nữa, nếu mẹ đang ở tình trạng thừa cân, béo phì hay mắc các bệnh nền nói trên thì cần kiêng trứng vịt lộn để an toàn cho sức khỏe.

phu-nu-sau-sinh-an-trung-vit-lon-2-min
Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

4. Một số món ăn từ trứng vịt lộn tốt cho phụ nữ sau sinh

Để thay đổi khẩu vị, các mẹ có thể biến tấu trứng vịt lộn thành 2 món ăn quen thuộc dưới đây:

4.1. Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Ngải cứu kết hợp trứng vịt lộn là 2 nguyên liệu giúp mẹ giảm thiểu tình trạng thiếu máu sau sinh cực hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

  • Trứng vịt lộn: không quá 2 quả một tuần
  • Ngải cứu: 1 bó nhỏ
  • Thuốc Bắc sử dụng để hầm gà: 1 gói

Cách thực hiện như sau:

  • Luộc trứng vịt lộn khoảng 1 phút, sau đó bóc bỏ vỏ.
  • Ngải cứu rửa sạch và để ráo
  • Cho gói thuốc bắc vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi trong vòng 10 phút
  • Sau đó cho ngải cứu vào và tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút.
  • Tiếp theo mẹ cho trứng vịt lộn, nêm gia vị và hầm tiếp trong khoảng 10 phút.
  • Cuối cùng, chị em nêm nếm lại, tắt bếp và dùng khi nóng để tăng hương vị món ăn.

4.2. Trứng vịt lộn luộc

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

  • Trứng vịt lộn: dùng không quá 2 quả/ tuần
  • Rau răm
  • Gừng
  • Tiêu, muối, ớt, chanh

Cách thực hiện như sau:

  • Pha muối tiêu chanh ớt cho vừa miệng ăn
  • Rửa sạch gừng, rau răm và để ráo
  • Cho trứng vịt lộn vào nồi, đổ nước ngập trứng rồi cho lên bếp nấu.
  • Mẹ nên bỏ thêm một ít muối trắng để trứng chín mà không bị vỡ
  • Sau đó đun từ 15 đến 20 phút và tắt bếp. 
  • Lưu ý: không nên ăn trứng lộn chưa chín hẳn vì rất dễ bị đau bụng.
  1. Những trường hợp nào không nên sử dụng với trứng vịt lộn sau sinh

Nếu nằm trong các trường hợp dưới đây, các mẹ không nên ăn trứng vịt lộn sau sinh:

  • Các mẹ bị cao huyết áp: Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn khi bị cao huyết áp, các chị em có thể bị tắc nghẽn động mạch, bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Mẹ đang bị suy gan, thận: Trong trứng vịt lộn có chứa giàu chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hóa trong cơ thể người. Những chất này không tốt cho bà đẻ bị suy gan, thận. 

5. Những lưu ý khác khi ăn trứng vịt lộn sau sinh

Bên cạnh việc muốn biết phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không, các mẹ nên lưu ý những điều sau khi ăn hoặc cho trẻ nhỏ ăn món này.

  • Khi ăn trứng vịt lộn nói riêng hay các loại trứng lộn nói chung, cần ăn với gừng, rau răm để giảm tính hàn của món ăn đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Trứng lộn cần rửa sạch và luộc chín trước khi ăn.
  • Nếu trẻ con dưới 5 tuổi thì mẹ chỉ nên cho con ăn mỗi tuần 1 đến 2 lần, mỗi lần nửa quả.
  • Đối với những trẻ thừa cân hay béo phì thì các mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại trứng lộn.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tránh ăn vào buổi tối vì sẽ gây óc ách, khó ngủ.

6. Những thực phẩm khác nên hạn chế ăn khi đang cho con bú

Bên cạnh câu hỏi phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không, chắc chắn mẹ sẽ cũng muốn biết những thực phẩm nào không nên có trong thực đơn. Vì trong 6 tháng đầu đời, trẻ hoàn toàn bú mẹ nên việc mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Dưới đây là các món ăn cũng như thức uống mẹ không nên tiêu thụ hay chỉ nên ăn rất ít để an toàn cho con.

  • Thức uống chứa caffein: Nếu mẹ uống 2 đến 3 tách cà phê (tương đương với 300mg caffein) hay các thức uống chứa caffein khác sẽ làm bé bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc.
  • Chocolate: Mẹ có thể nhấm nháp 1 vài viên kẹo chocolate sẽ không ảnh hưởng gì tuy nhiên hạn chế ăn quá nhiều. Vì trong chocolate có chứa theobromine, đây là một chất kích thích có trong chocolate có thể gây gián đoạn giấc ngủ của bé hay làm bé khó chịu như khi mẹ tiêu thụ thức uống chứa caffein.
  • Các loại cá có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân: Theo lời khuyên của chuyên gia, các bà mẹ mà đang cho con bú nên ăn 200 đến 350g cá mỗi tuần. Bởi vì đây là nguồn cung cấp hai axit béo omega-3 khó tìm thấy trong các loại thực phẩm khác đó là DHA và EPA. Tuy nhiên, mẹ tránh ăn các loại cá mà có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ… để đảm bảo an toàn cho con.

Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.

– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen 

– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…

– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.

– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa. 

– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ

– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…

Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí

Như vậy mẹ đã biết sau sinh hạn chế ăn gì cũng như phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không. Các mẹ nên ăn trứng lộn đúng cách để không những giúp mẹ khỏe, nhanh hồi phục sau sinh mà còn giúp bé cũng sáng mắt, chắc xương mẹ nhé.