Nguyên nhân đau mỏi vùng thắt lưng bên phải

Nguyên nhân đau mỏi vùng thắt lưng bên phải

Đau mỏi vùng thắt lưng phải do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh không thể xem nhẹ

>>>>> Xem thêm :


 1. Những nguyên nhân chính làm mỏi vùng thắt lưng bên phải

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mỏi cùng thắt lưng bên phải, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà bạn không thể chủ quan.

🌟 Viêm ruột thừa:

Đau mỏi vùng thắt lưng phải có thể cảnh báo chứng viêm ruột thừa Khi người bệnh bị đau vùng thắt lưng bên phải do viêm ruột thừa thường khởi đầu với biểu hiện đau âm ỉ ở vùng thắt lưng bên phải, sau đó cơn đau nặng dần cho đến lúc không thể chịu được đi kèm với sốt và buồn nôn.

nguyen-nhan-dau-moi-vung-that-lung-phai

Đau mỏi vùng thắt lưng phải cảnh báo nguy cơ viêm ruột thừa

🌟 Đau mỏi vùng thắt lưng bên phải do thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận giúp giảm xóc cho cơ thể, được cấu thành bởi các nhân lỏng bên trong và bao bọc bởi các bao xơ bên ngoài . Khi nhân lỏng của đĩa đệm chịu nhiều áp lực nó sẽ nhô ra và gây đau tập trung ở vùng thắt lưng, lan dần ra các phần khác của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị đặc biệt và kịp thời nếu không bệnh sẽ cực kỳ khó chữa gây tác hại đên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh,thậm chí hạn chế khả năng vận động, khả năng lao động.

🌟 Bệnh sỏi thận:

Rất nhiều bệnh nhân sỏi thận đều có triệu chứng đau mỏi vùng thắt lưng bên phải. Khi khỏi phát, bệnh nhân chỉ thấy đau âm ỉ nhưng khi bệnh đã trở nặng cơn đau sẽ sang thắt lưng trái xuống tận háng và các bộ phận khác.

nguyen-nhan-dau-moi-vung-that-lung-phai.jpg2
Ngồi làm việc lâu với một tư thế cũng có thể gây đau mỏi vùng thắt lưng

🌟 Đau mỏi vùng thắt lưng bên phải do hội chứng ruột dễ bị kích thích (IBS)

Đây là một căn bệnh gây ra chứng đau lan tỏa và mập mờ. Người bệnh thường thấy mệt mỏi, buồn nôn, sưng phồng và trung tiện. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm khác như táo bón hoặc tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ.

2. Các biện pháp đau mỏi vùng thắt lưng bên phải

  • Nghỉ ngơi: Nếu đau nhẹ, nghỉ ngơi và giữ cho vùng lưng thư giãn có thể giúp giảm đau và căng thẳng.
  • Nhiệt đới: Sử dụng túi nhiệt hoặc gói nhiệt để giữ cho cơ bắp ở vùng thắt lưng được lỏng ra và giảm đau.
  • Dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như paracetamol, ibuprofen sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tập luyện: Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho vùng lưng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tập luyện.
  • Thiết bị hỗ trợ: Sử dụng dây đai hỗ trợ lưng hoặc đệm lưng để giảm căng thẳng và hỗ trợ cho vùng lưng.
  • Điều chỉnh tư thế: Đảm bảo bạn ngồi và đứng đúng tư thế, không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, và sử dụng đệm lưng khi ngồi làm việc để giảm áp lực lên vùng thắt lưng.
  • Tránh hoạt động gây căng thẳng: Hạn chế hoặc tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc chuyển động đột ngột có thể gây thêm đau và tổn thương.
  • Thăm khám y tế: Nếu đau mỏi không giảm sau một thời gian dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
 

3. Điều trị đau mỏi vùng thắt lưng phải như thế nào?

Điều trị đau mỏi vùng thắt lưng phải được tiếp cận một cách toàn diện và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể.

  • Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa, việc đến bệnh viện để được bác sĩ khám và chữa trị kịp thời là điều cần thiết. 
  • Đối với nguyên nhân gây đau từ sỏi thận, việc uống đủ nước, tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, cũng như ăn những thực phẩm cay và giàu muối, đạm và nitơ là quan trọng, người bệnh nên uống khoảng 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày.
  • Nếu đau mỏi vùng thắt lưng phải là do hội chứng ruột dễ bị kích thích, bệnh nhân cần thực hiện nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập thể dục như đi bộ, cùng với việc ăn những thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.
  • Bên cạnh đó, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn, là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng. Đồng thời, việc thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp phòng ngừa quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Rate this post
5/5

TIN TỨC

Tin sức khỏe