Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không là một câu hỏi được các chị em quan tâm rất nhiều. Bởi vì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý gắn liền với sức khỏe của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sản phụ khoa mà chị em không nên chủ quan. Và để biết trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không thì mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Khơi Xuân Khang Linh nhé.
Xem thêm:
1. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thì được gọi là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt thường mang tính chất cá nhân hoá và có sự khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt là bình thường hay bất thường, sẽ có thể dựa vào các yếu tố sau:
Khoảng thời gian hành kinh: Được tính từ ngày bắt đầu cho đến ngày kết thúc của hiện tượng ra máu âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì khoảng thời gian hành kinh sẽ kéo dưới 7 ngày, trung bình khoảng từ 3-5 ngày và đều đặn hàng tháng.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Được tính từ ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ tiếp theo. Bình thường thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dao động trong khoảng 28 đến 30 ngày.
- Đặc điểm của máu kinh: về lượng máu chảy ra khỏi âm đạo (dựa trên số lượng băng vệ sinh sử dụng), màu sắc, tính chất đặc hay loãng,…
- Các triệu chứng khác đi kèm theo trước và trong khi hành kinh như: đau bụng, đau lưng, căng tức ngực,…
Khi các đặc điểm trên diễn ra một cách ổn định và đều đặn và trong khoảng thời gian trung bình thường gặp thì chu kỳ kinh nguyệt đó sẽ được xem là bình thường.
2. Khi nào thì được gọi là trễ kinh?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài một cách bất thường trên 35 ngày mà chưa thấy hành kinh. Như đã trình bày ở trên thì thời gian của 1 chu kỳ hành kinh trung bình thường là 28 – 30 ngày, tuy nhiên khi chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 21 ngày hoặc kéo dài đến từ 32 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Và chỉ khi chu kỳ kinh vượt quá 35 ngày thì khi đó được xem là hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
3. Làm sao để biết trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai?
Trong một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, sau khi rụng trứng, sự thay đổi các hormone sinh dục nữ sẽ giúp xây dựng lớp niêm mạc tử cung dần dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi thai nếu như sự thụ tinh xảy ra (tinh trùng kết hợp với trứng thành công). Nếu không có hiện tượng kết hợp của trứng và tinh trùng thì sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung đó sẽ được loại bỏ dần và tạo nên hiện tượng ra máu âm đạo, hay còn được gọi hành kinh và như thế lại tiếp tục một chu kỳ kinh nguyệt mới.
Vì vậy, khi trễ kinh thì có khả năng là bạn đã có thai, và lớp niêm mạc tử cung đó sẽ vẫn được giữ nguyên để cho thai làm tổ. Tuy nhiên trễ kinh không có dấu hiệu mang thai thì cũng có thể là dấu hiệu của 1 số vấn đề về sức khỏe khác. Để loại trừ trường hợp trễ kinh do mang thai, các chị em nên dựa vào các dấu hiệu sau:
3.1. Như thế nào thì được gọi là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?
Khi có thai, cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi ít nhiều và thường sẽ có kèm theo một vài triệu chứng báo hiệu có thai. Các chị em hãy quan sát xem bản thân có các dấu hiệu sau hay không trước khi nghĩ rằng mình trễ kinh không có dấu hiệu mang thai. Các dấu hiệu mang thai phải kể đến như:
Xuất hiện máu báo thai
Khi có thai, thai sẽ thường làm tổ trong tử cung, và trong quá trình làm tổ như vậy sẽ làm vỡ các mạch máu tại tử cung, để tạo ra con đường trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con, thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng qua con đường đó. Và khi các mạch máu đó bị vỡ ra, sẽ xuất hiện hiện tượng máu chảy ra âm đạo, hay còn gọi là máu báo thai.
Đặc điểm của máu báo thai là thường xuất hiện sau ngày quan hệ tình dục từ 11 – 15 ngày, có màu hồng nhạt hay màu nâu sẫm (màu gỉ sắt), ra với số lượng rất ít so với máu kinh và chỉ ra trong khoảng vài giờ đến 1 – 2 ngày sau đó. Nói chung về đặc điểm thì máu báo rất khác so với máu của một kỳ kinh nguyệt bình thường. Nếu như bạn có xuất hiện máu âm đạo với tính chất tương tự kể trên kèm theo hiện tượng trễ kinh thì có thể bạn đã có thai. Nếu như không xuất hiện hiện tượng như trên và đồng thời kinh nguyệt không đều thì đó là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Tuy nhiên, vì lượng máu báo thai thường ra rất ít, nên một số chị em phụ nữ có thể không để ý và nghĩ mình không có thai. Do đó để biết mình có mang thai hay không thì cần phải căn cứ vào một số các nguyên nhân khác.
Các triệu chứng khác của mang thai
Khi có thai, cơ thể của chị em sẽ xảy ra những sự thay đổi và ta có thể quan sát được một số triệu chứng thường gặp khi có thai như là:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn
- Nhạy cảm với mùi
- Thay đổi khẩu vị
- Mệt mỏi, uể oải
- Có sự căng tức vú
Sự thay đổi ở ngực thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 1 – 2 tuần, bạn sẽ cảm thấy ngực hơi sưng và đau khi chạm vào đồng thời cảm thấy căng tức ở ngực. và đây là kết quả của nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao khi mang thai.
Nếu các chị em không có các triệu chứng trên khi trễ kinh, có thể chị em không có thai, nhưng điều đó không phải chắc chắn hoàn toàn, vì vẫn có một số phụ nữ sẽ không có nhiều sự thay đổi khi mang thai.
3.2. Sử dụng que thử thai cho kết quả không có thai
Khi có thai, thai sẽ làm tổ trong tử cung và thai sẽ tiết ra một chất là b-HCG trong máu của người mẹ, từ đó sẽ có mặt trong nước tiểu của mẹ. Đây là một chất được xem như là chất chỉ điểm cho việc bạn có thai và cơ chế hoạt động của que thử thai là phát hiện ra sự có mặt của b-HCG trong nước tiểu của mẹ. Nếu các mẹ trễ kinh và kèm theo que thử thai cho kết quả báo có thai, thì khả năng rất cao trễ kinh của bạn là do có thai.
Tuy nhiên, nếu như dùng que thử thai quá sớm thì khi đó nồng độ b-HCG có thể không đủ cao để có thể phát hiện được bằng que thử thai. Vì vậy, hãy dùng que thử thai sau khi trễ kinh từ 1 tuần trở đi để kết quả được chính xác hơn.
Nếu đã sau một tháng trễ kinh mà que thử thai vẫn không cho kết quả có thai, thì có nghĩa trễ kinh không phải do nguyên nhân là mang thai. Lúc này, bạn cần nghĩ đến các nguyên nhân khác có thể gây trễ kinh và tốt nhất là đi khám bác sĩ để biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
4. Nguyên nhân khác gây ra trễ kinh mà không phải do mang thai
Một số nguyên nhân có thể gây trễ kinh mà không có thai là
Căng thẳng, lo lắng và stress kéo dài
Khi các chị em cảm thấy căng thẳng hay stress vì một vấn đề nào đó, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến hệ nội tiết và một số hormone sau đó sẽ được tăng cường tiết ra để giúp cơ thể điều hòa, thích ứng. Và đó là nguyên nhân làm ngăn cản sự rụng trứng tại cơ quan sinh sản, vì vậy làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và xuất hiện hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Chế độ ăn uống và vận động thể lực không hợp lý
Những đồ uống có chứa nhiều caffein hoặc cồn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không khoa học và cân đối cũng có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều ở người phụ nữ.
Ngoài ra, việc tăng cường tập luyện thể thao quá mức và đột ngột cũng ảnh hưởng đến sự điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới, khiến chị em trễ kinh nhưng không có thai.
Thừa cân hay tăng, giảm cân đột ngột
Việc tăng, giảm cân đột ngột cũng có thể làm mất cân bằng hệ nội tiết trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, tuy nhiên, tình trạng này sẽ có xu hướng sẽ ổn định trở lại theo thời gian.
Phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh là khi họ trải qua ít nhất 12 tháng không có kinh. Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ ở Hoa Kỳ là 52 tuổi. Trước thời kỳ mãn kinh này, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tiền mãn kinh, trong quá trình này, có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Kinh nguyệt không đều, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai hay không có kinh bắt đầu xuất hiện.
- Lượng máu mỗi lần hành kinh không đều nhau, có thể ít hoặc nhiều giữa các chu kỳ.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi tính tình cũng như cảm xúc.
- Cảm thấy khô và nóng ran ở âm đạo.
- Giảm ham muốn quan hệ tình dục.
Phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ
Khi người mẹ cho con bú, một loại hormone có tên là prolactin được tiết ra và hormon này có thể làm ngưng hành kinh dẫn đến trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Và đây là lý do tại sao hầu hết phụ nữ đang cho con bú sẽ không có kinh. Thời gian vô kinh khi cho con bú sẽ liên tục là từ 4 đến 6 tháng.
Một số loại thuốc gây chậm kinh
Sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gây tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm ức chế quá trình rụng trứng, và dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Bệnh lý u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, suy giáp)
Tuyến yên và tuyến giáp là các cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hormon và kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, các bất thường về hình thái lẫn chức năng của các cơ quan nội tiết này cũng sẽ dẫn đến nồng độ hormone trong cơ thể không ổn định. Từ đó, ảnh hưởng đến tần suất của các kỳ kinh gây ra hiện tượng trễ kinh 1 tháng nhưng không có thai.
Trễ kinh do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể bị rối loạn nội tiết từ đó gây nên hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai và điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của các chị em.
Các dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang phải kể đến như là:
- Kinh nguyệt không đều, hay không có kinh.
- Xuất hiện chảy máu âm đạo mức độ từ nhẹ đến nặng trước hoặc trong kỳ hành kinh.
- Xuất hiện các tổn thương trên da như: mụn trứng cá, tàn nhang, hoặc các vết sần trên da.
- Thừa cân hay béo phì.
- Tóc mỏng và xuất hiện lông thừa trên mặt, lưng hoặc đùi.
- Xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Hiếm muộn.
5. Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu gặp hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai và kết quả thử thai âm tính (không có thai), hay khi bạn trễ kinh và lo lắng cho sức khỏe của mình thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, để từ đó có các biện pháp khắc phục phù hợp.
Như đã trình bày, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, vì thế, việc xác định cụ thể được chính xác nguyên nhân là rất cần thiết để sớm nhận biết được các vấn đề sức khỏe đang tồn tại và có giải pháp hiệu quả.
Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình hoặc liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là những thông tin giải đáp cho các chị em về vấn đề trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không. Chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích để giúp cho các chị bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.