Viêm Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Tốt Nhất

Hiện nay, các loại thuốc điều trị viêm khớp gối vô cùng phong phú, mang đến cho người bệnh nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp TOP 5 loại thuốc chữa viêm khớp gối được nhiều người tin dùng và đánh giá cao. Mời bạn đọc tham khảo để có những lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất.

1. Điểm mặt TOP 5 thuốc trị viêm khớp gối được người dùng đánh giá cao 

Viêm khớp gối uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn ai đang gặp tình trạng này cũng đều thắc mắc. Thông thường, dựa theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ cũng như nguyên nhân hình thành bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những tên thuốc điển hình thường thấy trong các đơn thuốc của người bệnh viêm khớp gối:

1.1. Thuốc giảm đau Paracetamol 

Đây là loại thuốc giảm đau thông thường, được sử dụng nhiều nhất đối với người bệnh mới bị viêm khớp gối, cơn đau còn nhẹ. Loại thuốc này thường không gây tác dụng phụ và cho khả năng kiểm soát cơn đau, sưng khớp khá hiệu quả. Đồng thời, thuốc cũng có khả năng chống viêm nhẹ.

Liều dùng: 

  • Người lớn: 500 – 1000mg/liều, uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ em: 10 – 15mg/kg/liều. Uống cách nhau 4 – 6 giờ và tối đa 5 liều trong khoảng 24 giờ.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng  với acetaminophen hoặc paracetamol.
  • Người bị gan, nghiện rượu, người bị bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không tự ý sử dụng thuốc mà cần được bác sĩ hướng dẫn.
  • Không nên uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối.
Paracetemol có tác dụng giảm đau xương khớp

1.2. Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) 

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống  viêm. Thuốc có khả năng ức chế COX2, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện có 2 loại thuốc chống viêm không Steroid với liều lượng như sau:

  • Celecoxib: 200mg chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
  • Meloxicam: 15mg mỗi ngày một lần
  • Etoricoxib: 60 – 90mg dùng 1 lần mỗi ngày.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp dưới đây: 

  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan ở mức độ nặng
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
  • Bệnh nhân có bệnh lý chảy máu nhưng không được kiểm soát
  • Phụ nữ sau sinh, đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.

Một số tác dụng phụ của thuốc trị viêm khớp gối Steroid: 

  • Chóng mặt, ù tai
  • Đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Loét dạ dày, xuất huyết dạ dày

1.3. Thuốc giảm đau nhóm Opioid

Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, được sử dụng làm thuốc điều trị viêm khớp gối khi các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã sử dụng các loại thuốc liều nhẹ nêu trên. Hoặc sử dụng cho đối tượng bệnh nhân đau khớp gối nặng.

Thuốc tác động giảm đau viêm khớp gối thông qua cơ chế ức chế trung ương, làm dịu cảm giác đau nhức ngay từ liều dùng đầu tiên. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, nhóm thuốc này khi sử dụng nhiều có thể gây nghiện, đặc biệt là khi dùng Pethidin hoặc Morphin.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống hoặc tiêm bắp 50 – 150mg Pethidin/lần.
  • Trẻ em: Uống hoặc tiêm bắp 1 – 1,8mg Pethidin/kg trọng lượng/lần.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người có bệnh gan nặng, suy thận nặng
  • Người bị tổn thương não
  • Người bị bệnh phổi nghẽn mạn tính, suy hô hấp.

1.4. Thuốc trị viêm khớp gối Glucocorticoid

Thuốc chữa viêm khớp gối Glucocorticoid còn được gọi tắt là Corticoid dạng tiêm. Thuốc có tác dụng giảm phản ứng viêm ở các vị trí khớp, giảm sưng đỏ và giảm cả nguy cơ phát sinh viêm khớp cấp tính. Các loại Corticoid được dùng phổ biến nhất có thể kể đến như Hydrocortison, Prednisolon, Methyprednisolon, Triamcinolon,…

Về liều dùng Corticoid, bệnh nhân cần được sự tư vấn của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, độ tuổi và khả năng đáp ứng của mỗi người sẽ được sử dụng liều lượng khác nhau.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp: 

  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường
  • Người cao tuổi, trẻ em
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày.

1.5. Thuốc chống thấp khớp chữa viêm khớp gối hiệu quả

Thuốc chống thấp khớp là một trong những loại thuốc trị viêm khớp gối phổ biến. Nhóm thuốc này có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như Sulfasalazin, Methotrexate, Hydroxychloroquin…

Thuốc có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển, bảo vệ mô khớp khỏi những tổn thương. Đồng thời, ức chế hệ miễn dịch.

Liều dùng thuốc chống thấp khớp phụ thuộc vào loại thuốc  cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.

Chống chỉ định: 

  • Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người suy thận nặng, rối loạn gan
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người uống nhiều rượu bia.
Thuốc chống viêm có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển, bảo vệ mô khớp khỏi những tổn thương

2. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp gối 

Để sử dụng thuốc chữa viêm khớp gối hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng đúng thuốc, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc khi chưa được sự đồng ý.
  • Khi gặp tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy,… cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn.
  • Nếu sử dụng thuốc trong khoảng 5 – 7 ngày nhưng không thấy kết quả, nên trao đổi lại với bác sĩ để có phương án khác thích hợp hơn.
  • Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống điều độ và duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để duy trì chức năng của khớp gối. Đồng thời, tránh vận động mạnh làm ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Với những trường hợp bệnh nặng, nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn với bác sĩ thay vì chỉ sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối thông thường.

Với những gợi ý về thuốc trị viêm khớp gối nêu trên, hy vọng chúng tôi có thể giúp quý vị tìm ra được loại thuốc phù hợp nhất với mình, nhanh chóng cắt đứt tình trạng đau nhức, quay trở lại cuộc sống thường ngày. Hãy giữ thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa trường hợp bệnh diễn biến nặng.

TIN TỨC

Tin sức khỏe