Elementor #2919

Thoái hóa khớp háng nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

  • Tác giả:Lê Thảo
  • Ngày đăng:30/06/2021
  • Lần cập nhật cuối:30/06/2021
  • Số lần xem:153

Chọn lựa các bài tập phù hợp và thực hiện chúng đúng cách có thể giúp giảm đi các triệu chứng của thoái hóa khớp háng. Đồng thời, việc giảm áp lực tác động lên hông và háng cũng sẽ được thực hiện. Phát triển cơ bắp khỏe mạnh là một giải pháp có hiệu quả để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.

Nội dung bài viết

1. Thoái hóa khớp háng nên tập gì?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng phá hủy sụn khớp háng, dẫn đến cọ xát giữa các xương và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và cứng khớp. Để điều trị hiệu quả, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên tập luyện một cách khoa học. Việc thực hiện bài tập đúng kỹ thuật và phù hợp sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp ổn định khớp háng hơn. Đồng thời, khả năng giữ thăng bằng cũng sẽ được cải thiện và các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi.

thoai-hoa-khop-hang-nen-tap-gi-1

Lựa chọn bài tập phù hợp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

1.1. Bài tập ít tác động 

Khi mới bắt đầu luyện tập, người bệnh nên chọn những bài tập tác động đến khớp háng với cường độ thấp. Sau đó, khi đã quen dần, có thể tăng dần cường độ luyện tập để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một số bài tập ít tác động phổ biến là:

🌟 Tập yoga

Yoga là bài tập nhẹ nhàng, giúp các khớp linh hoạt hơn. Cải thiện sức mạnh cơ bắp và góp phần giảm cơn đau do thoái hóa khớp gây ra.

Có rất nhiều động tác yoga phù hợp cho người khớp háng bị thoái hóa. Để lựa chọn được bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các huấn luyện viên yoga. 

🌟 Thái cực quyền

Thái cực quyền với các động tác uyển chuyển, chậm rãi sẽ hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Khi luyện tập thái cực quyền còn giúp giảm stress, căng thẳng một cách tự nhiên cho con người.

🌟 Đi bộ

Người thoái hóa khớp háng nên đi bộ mỗi ngày với tốc độ vừa phải, kết hợp vung tay nhịp nhàng, hít thở đều đặn. Thực hiện tư thế đi bộ đúng cách là đầu giữ thẳng, mắt hướng về phía trước, thả lỏng hai vai. Cách này sẽ giúp giảm đau và tăng sự linh hoạt của khớp.

🌟 Đi xe đạp tĩnh

Lựa chọn một chiếc xe đạp cố định và tập luyện từ từ, nhẹ nhàng sẽ tăng cường sức mạnh của khớp háng mà không gây áp lực đáng kể lên hông, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng.

thoai-hoa-khop-hang-nen-tap-gi-2

Đi xe đạp tĩnh giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện thoái hóa khớp háng

🌟 Tập thể dục dưới nước

Một số hoạt động dưới nước có tác dụng giảm áp lực lên khớp háng, cải thiện các cơn đau như đi bộ, bơi lội. Hơn nữa, các hoạt động này sẽ có lực cản nên việc luyện tập đều đặn sẽ dần tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

1.2. Bài tập tăng cường cơ bắp

Những bài tập tăng cường cơ bắp ở lưng và ổ bụng sẽ giúp khớp háng và cột sống giảm được áp lực. Hơn nữa, khi cơ bắp khỏe mạnh, linh hoạt sẽ giảm đau hiệu quả do thoái hóa khớp háng gây ra. Đồng thời, những tổn thương liên quan sẽ được ngăn ngừa và giúp giữ cân bằng cho toàn bộ cơ thể.

Một số bài tập tăng cường cơ bắp tốt cho người khớp háng bị thoái hóa bao gồm:

🌟 Nâng chân khi nằm

  • Nằm ngửa trên sàn nhà, đầu gối co lại và tay đặt ở hai bên cơ thể.
  • Cơ bụng siết chặt và nâng chân trái từ từ lên trên, cách 8 – 10 cm so với mặt sàn. Tư thế này giữ yên trong vài giây rồi hạ chân xuống sàn nhà.
  • Tiếp tục thực hiện với chân phải và chân cứ luân phiên nhau như vậy rồi thả lỏng cơ thể.
  • Bài tập nên lặp lại 2 – 3 lần.

🌟 Nghiêng khung chậu

  • Người tập nằm trên sàn nhà, cong đầu gối. Đặt 2 bàn chân trên sàn và song song với nhau. Đặt cánh tay ở 2 bên cơ thể.
  • Cơ bụng dưới siết chặt, bụng hóp xuống và bụng ấn về phía cột sống. Khi thực hiện động tác này tuyệt đối không sử dụng cơ chân, cơ hông. Lúc này, có thể sẽ hơi nghiêng khung chậu và có thể chạm xuống sàn bằng phần thắt lưng.
  • Tư thế trên giữ nguyên trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng cơ.
  • Bài tập nên thực hiện động tác từ 10 – 15 lần.

🌟 Bài tập căng chân khi ngồi

  • Người bệnh ngồi trên thảm với tư thế đầu gối gập, 2 lòng bàn chân chạm nhau.
  • Giữ ống chân hoặc mắt cá chân bằng 2 tay, phần trên của cơ thể hơi cong.
  • Sử dụng khuỷu tay rồi nhẹ nhàng ấn đầu gối và giữ tư thế này khoảng 20 – 30 giây.
  • Động tác nên thực hiện 10 – 15 lần.
thoai-hoa-khop-hang-nen-tap-gi-3

Bài tập căng chân khi ngồi giúp giảm đau do khớp háng bị thoái hóa gây ra

🌟 Xoay hông kép

  • Người bệnh nằm ngửa, cong đầu gối và chạm sàn nhà bằng bàn chân.
  • Vai chạm sàn nhà, đầu gối từ từ hạ sang bên trái, còn đầu xoay sang hướng bên phải.
  • Đầu gối đưa ra sau và thực hiện lặp lại nhưng ở phía đối diện.
  • Động tác nên thực hiện 10 – 15 lần.

🌟 Mở rộng hông

  • Sử dụng lưng ghế và đặt hai tay lên ghế để giữ thăng bằng khi đứng. 
  • Người hơi cúi về phía trước, chân phải nhấc lên thẳng ra phía sau. Lúc này, kết hợp đồng thời với siết chặt cơ mông. Nâng chân ở mức cao nhất có thể nhưng cần đảm bảo không cong lưng hoặc không gập đầu gối.
  • Tư thế trên giữ yên trong vài giây. Sau đó, hạ chân xuống và thực hiện lặp lại tương tự nhưng với bên chân trái.
  • Mỗi bên thực hiện 4 – 6 lần.

2. Những lưu ý khi tập luyện hỗ trợ điều trị khớp háng bị thoái hóa

Để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn khi tập luyện, người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn phù hợp.
  • Khởi động trước khi tập luyện để làm nóng các khớp và tránh chấn thương.
  • Thực hiện các hoạt động một cách nhẹ nhàng và từ từ để cơ bắp ở khớp háng và quanh hông có thể quen dần.
  • Hạn chế tập luyện quá mức và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với cơ địa và tình trạng thoái hóa khớp háng.
  • Nếu cảm thấy đau nghiêm trọng hơn trong quá trình tập luyện, nên dừng lại ngay. Nếu sau vài giờ nghỉ ngơi mà đau không giảm, có thể đó là dấu hiệu của việc tập luyện quá sức hoặc không đúng cách.
  • Kết hợp tập luyện với nghỉ ngơi, duy trì sinh hoạt điều độ và ăn uống lành mạnh để tăng cường hiệu quả trong quá trình chữa bệnh.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp và luyện tập đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả. Tuy nhiên, nên tham khảo và nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng thoái hóa để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
 
Rate this post
5/5
Bài viết khác