Phụ nữ có nên uống thuốc nội tiết tố nữ hay không là một vấn đề được quan tâm rất nhiều nhất là các chị em phụ nữ. Bởi hiện nay, thuốc nội tiết tố nữ hay các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ được bày bán và sử dụng rất rộng rãi nhưng không phải ai cũng có thể dùng thuốc nội tiết phụ nữ. Vậy để biết phụ nữ có nên uống thuốc nội tiết tố nữ hay không thì mời bạn cùng Khơi Xuân Khang Linh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
-
Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở bệnh viện nào, giá bao nhiêu tiền?
-
Vitamin E nào tốt cho nội tiết tố nữ – Top 3 loại vitamin E tốt cho nội tiết tố
1. Thuốc nội tiết tố nữ là thuốc gì?
Thuốc nội tiết tố nữ là thuốc có thành phần chứa các nội tiết tố (hay còn gọi là hormone) ở phụ nữ. Trong cơ thể của người phụ nữ, estrogen và progestin là 2 nội tiết tố chính và vô cùng quan trọng, giữ vai trò điều tiết và kiểm soát các chức năng của sinh dục. Trong đó, thuốc tránh thai cũng là 1 trong nhiều loại thuốc chứa nội tiết tố nữ thường được sử dụng phổ biến nhất.
2. Thuốc nội tiết nữ có những tác dụng gì?
2.1 Thuốc nội tiết tố nữ có chứa estrogen
Thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen có những tác dụng phải kể đến như:
- Điều trị tình trạng tử cung kém phát triển: thuốc estrogen giúp phát triển cả về số lượng cũng như chiều dài sợi cơ tử cung.
- Điều trị thai lưu: thuốc estrogen có tác dụng làm tăng sự nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin từ đó giúp tăng cường co bóp tử cung để đẩy thai lưu ra ngoài.
- Điều trị kinh nguyệt không đều: nhờ tác dụng tái tạo niêm mạc tử cung nhanh chóng nên thuốc chứa estrogen thường được dùng trong điều trị kinh nguyệt thưa, chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo.
- Điều trị vô sinh: thuốc nội tiết tố nữ có chứa thành phần estrogen giúp kích thích tiết chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng có thể di chuyển đến cơ quan sinh dục nữ để thụ thai.
- Điều trị viêm và teo âm đạo: ở những trường hợp viêm và teo âm đạo do thiếu estrogen, sử dụng thuốc nội tiết tố sẽ giúp phát triển các tế bào biểu mô âm đạo.
- Điều trị tình trạng viêm và teo âm hộ: ở phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc đã lớn tuổi thì thiếu estrogen có thể gây viêm, teo, ngứa âm hộ. Vì vậy, thuốc nội tiết tố nữ chứa estrogen sẽ được chỉ định vì nó có tác dụng phát triển môi lớn, môi bé ở âm hộ.
- Giúp làm phát triển tuyến vú: một số trường hợp thiếu estrogen bẩm sinh sẽ làm cho tuyến vú kém phát triển nên có thể sử dụng thuốc estrogen vì có tác dụng kích thích phát triển các tuyến sữa của vú.
2.2 Thuốc nội tiết tố nữ có chứa progestin
Thuốc nội tiết tố nữ có chứa progestin có những tác dụng phải kể đến như:
- Điều trị bệnh lý u xơ tử cung: thuốc progestin có tác dụng ngăn chặn các tổ chức xơ trong tử cung phát triển, cụ thể trong trường hợp khi khối u xơ tử cung vẫn còn nhỏ.
- Giúp tránh sảy thai: ngược với estrogen, progestin khả năng làm giảm co bóp tử cung nên được dùng để giữ thai trong trường hợp có nguy cơ sảy thai.
- Điều trị bệnh ung thư niêm mạc tử cung hoặc di căn: thuốc nội tiết tố nữ có chứa progestin có thể làm lớp niêm mạc tử cung bị teo lại. Do đó, với những trường hợp mà không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối niêm mạc tử cung bị ung thư, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chứa nội tiết tố điều trị.
- Điều trị tình trạng vô sinh: kết hợp estrogen và progestin giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung từ đó tạo điều kiện cho trứng làm tổ trong tử cung giúp điều trị tình trạng vô sinh.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt: cũng như estrogen, thuốc nội tiết tố nữ có chứa progestin có tác dụng giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
- Giúp tránh thai: progestin là thành phần chính có trong một số loại thuốc tránh thai.
- Điều trị bệnh u xơ, phì đại tuyến vú: khác với estrogen, progestin có tác dụng làm teo tuyến vú, vì vậy thường được chỉ định trong các trường hợp phì đại tuyến vú hay u xơ tuyến vú.
3. Phụ nữ có nên uống thuốc nội tiết tố nữ hay không?
Bên cạnh những tác dụng của thuốc nội tiết tố nữ kể trên thì việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, đây cũng là thuốc phải kê đơn nên các chị em phụ nữ không được tự ý mua về dùng bổ sung mà không có chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sử dụng thuốc nội tiết tố nữ, các chị em nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn thăm khám và làm các xét nghiệm. Nếu có bất kỳ vấn đề nào hay bệnh lý do nội tiết tố gây ra, tùy theo mức độ và thể trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ cũng sẽ chỉ định và hướng dẫn liều dùng cũng như thời gian uống thuốc nếu người bệnh điều trị bằng thuốc nội tiết tố. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo một số tác dụng phụ do thuốc gây ra mà người bệnh cần phải theo dõi như buồn nôn, chóng mặt, tăng cân, rong huyết, đau tức ngực,…
4. Khi nào cần sử dụng thuốc nội tiết tố nữ?
Trong trường hợp cơ thể phụ nữ không sản sinh ra đủ nội tiết tố nữ để sử dụng hoặc hàm lượng nội tiết tố nữ bị suy giảm, tất cả các trường hợp trên gọi chung là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ thì cần phải bổ sung thuốc nội tiết tố nữ. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ thường xảy ra khi phụ nữ gặp tình phải căng thẳng, mệt mỏi hay do sự suy giảm tự nhiên theo tuổi tác.
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết cơ thể đang mất cân bằng về nội tiết tố và cần phải được bổ sung ngay:
- Da bị nám, sạm và khô nhăn.
- Tóc khô xơ, gãy rụng.
- Xuất hiện các triệu chứng như bốc hỏa, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ,…
- Kinh nguyệt bị rối loạn, mất kinh, thậm chí vô sinh.
- Suy giảm sinh lý nữ, gặp phải triệu chứng khô hạn.
- Vòng 1 và 3 bị chảy xệ, vòng 2 tích mỡ phát triển.
5. Những tác dụng phụ của thuốc nội tiết nữ
Khi sử dụng thuốc nội tiết tố nữ thì các chị em có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc nội tiết trong quá trình điều trị bằng hormone, bao gồm cả các phản ứng nhẹ và phản ứng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ của thuốc nội tiết phổ biến nhất bao gồm:
- Đau nhức hay căng tức ngực
- Chóng mặt, choáng váng
- Đau đầu
- Tăng cân nhanh chóng
- Sưng bàn chân, cẳng chân, hay bị chuột rút
- Chảy máu âm đạo
Một số tác dụng phụ của thuốc nội tiết mà hiếm khi xảy ra, bao gồm:
- Xuất hiện u cục ở vú
- Thay đổi dịch tiết ở âm đạo
- Núm vú tiết dịch
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau ngực, đau bẹn hoặc đau chân (nhất là bắp chân)
- Đau bụng và đau bên hông
- Đau hoặc cảm giác áp lực trong xương chậu
- Đau đầu dữ dội hoặc các cơn đau xuất hiện đột ngột
- Bị khó thở không rõ nguyên nhân
- Tự nhiên bị nói ngọng
- Thay đổi tầm nhìn một cách đột ngột
- Vàng da hoặc vàng mắt
- Tê yếu ở cánh tay hay ở chân.
Ngoài các triệu chứng kể trên thì một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi dùng thuốc nội tiết tố bao gồm:
- Làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và cục máu đông ở phổi (thuyên tắc phổi) lên gấp 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, tình trạng này cực kỳ hiếm gặp ở những phụ nữ khỏe mạnh. Phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc trong gia đình có người có tiền sử bị các cục máu đông thì nên cân nhắc trước khi dùng thuốc nội tiết tố.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ đang điều trị bằng thuốc nội tiết tố có nhiều khả năng bị chảy máu âm đạo bất thường hơn những phụ nữ khác.
- Những người mà sử dụng thuốc nội tiết tố trong hơn 5 năm có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, bệnh tim cũng như đột quỵ cao hơn những người không sử dụng.
6. Những lưu ý đối với phụ nữ khi sử dụng thuốc nội tiết tố nữ
Khi sử dụng thuốc nội tiết tố nữ thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ mãn kinh thường sử dụng các loại thuốc nội tiết tố nữ có chứa estrogen hay progestin để làm giảm các triệu chứng do thiếu các hormone này gây ra khi đến thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, bốc hỏa,… Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần lưu ý là nên uống thuốc ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất theo đúng như chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Những trường hợp phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt, nghi ngờ đang có thai hay bị chảy máu âm đạo không nên tự ý dùng thuốc.
- Thuốc nội tiết tố nữ chống chỉ định với tuyệt đối những người mắc bệnh gan, huyết khối, đau tim, đột quỵ, ung thư,…
- Khi sử dụng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và thời gian dùng.
- Sử dụng đều đặn hàng ngày và cần duy trì trong khoảng thời gian dự kiến.
- Đóng nắp hộp ngay khi lấy viên uống nội tiết tố ra dùng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Tốt nhất là nên bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được chất lượng viên uống tốt nhất.
Mách bạn: Khơi Xuân Khang Linh – Cân bằng nội tiết tố nữ, dự phòng ung bướu.
– Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
– Điều hòa kinh nguyệt, điều trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm da,…
– Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn, chống nhăn, nám tận gốc.
– Chống lão hóa, trét, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.
– Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.
– Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục.
– Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần suất và thời gian thăng hoa.
– Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
– Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ
– Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.
– Bổ sung thêm fucoidan sulfate hóa cao dự phòng ung bướu, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang…
Liên hệ Hotline: 0962.686.808 để được tư vấn sức khỏe miễn phí
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề “Phụ nữ có nên uống thuốc nội tiết tố nữ hay không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các chị em trong việc sử dụng thuốc nội tiết tố nữ để hiệu quả được tốt nhất.